Dùng mực UV khi in ấn bị nổi bọt khí xử lý thế nào?

11/01/2021

Keo PUR dùng được với loại máy dán cạnh nào?
Có nên pha thêm dung môi vào mực UV không?
Sử dụng dây chuyền phủ mực (dầu) UV mang lại hiệu quả gì?
Keo PUR ứng dụng trong dây chuyền phủ bề mặt vật liệu như thế nào?
Keo dán gỗ có gây hại cho sức khỏe không?

Trong quá trình in ấn sử dụng mực UV vẫn thường xuyên gặp phải một số sự cố như độ bám dính mực kém, mực không đều, mực bị lem,… Đặc biệt, tình trạng mực UV có bọt khí khiến nhiều người lúng túng không biết cách xử lý.

Mực UV dùng trong in ấn

Mực UV được dùng để phủ lên bề mặt giấy sau in ấn, được làm khô bằng tia cực tím. Mực UV cho mục đích in ấn các loại như bao bì, tài liệu, banner quảng cáo, tranh ảnh,… Mực sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Dùng được trên nhiều chất liệu: Mực UV khô nhanh, ít bay hơi các dung môi, không hấp thụ mực trong bề mặt nên có thể dùng ở hầu hết các loại vật liệu.
  • Khả năng bám dính tốt: Hình ảnh sau in khi dùng mực UV khó phai hay ít bị lem màu. Nguyên nhân là do các phân tử mực liên kết mạnh mẽ với nhau nhờ tia UV nên đạt độ bám dính cao.
  • Tăng độ bền cho sản phẩm: Mực UV có khả năng chống nước, chống xâm thực, đặc biệt càng bám chắc trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Độ bền của sản phẩm in ấn cao gấp 2 – 3 lần so với khi dùng mực thông thường

Mực UV có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại mực thông thường Mực UV có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại mực thông thường 

  • Đẩy nhanh tốc độ sản xuất: Mực UV khô nhanh, thích hợp với quy trình sản xuất tốc độ cao vì có thể in/phủ được nhiều lớp cùng lúc.
  • Thân thiện với môi trường: Mực UV chứa ít hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs và hầu như không có lượng carbon trong khí thải khi sử dụng.

Một số sự cố thường gặp trong in ấn với mực UV

Sự cố

Nguyên nhân

Cách xử lý

Mực UV bị dính

+ Mực chưa khô hoàn toàn trên bề mặt vật liệu

+ Dư ẩm trên vật liệu

+ Do dung môi khi pha mực

+ Áp lực cuộn thu quá lớn (với phương pháp in Flexo)

+ Điều chỉnh năng lượng đèn UV hoặc dung môi bộ phận sấy

+ Làm khô tuyệt đối trước khi in

+ Giảm độ nhớt (kiểm tra bộ phận sấy)

+ Giảm áp lực khi quấn cuộn

Độ che phủ mực UV không đều

+ Keo chụp bản trộn không đều

+ Thời gian chụp bản quá dài hoặc quá ngắn

+ Bề mặt vật liệu in không phẳng

+ Lỗi quá trình in với chất liệu mỏng sẽ biến dạng khi tiếp xúc với dung môi trong mực

+ Lựa chọn keo có tính đàn hồi tốt

+ Căn chỉnh thời gian chụp bản phù hợp với từng bản in

+ Dao gạt mực cần bằng phẳng không vết xước, bàn in cần lau sạch trước khi in

Mực UV bị lem

+ Màu in trước chưa khô hoàn toàn đã in màu tiếp theo

+ Khuôn in màu thứ nhất ép quá mạnh

+ Độ nhớt thấp/các mực in không phù hợp với nhau

+ Tăng tốc độ khô của mực như giảm độ dày lớp mực…

+ Giảm lực ép in khi in màu thứ nhất

+ Tăng độ nhớt, điều chỉnh độ pH, có thể dùng thêm phụ gia,…

Vấn đề nổi bọt khí sau in dùng mực UV

Tình trạng nổi bọt khí không phải ít gặp nhưng đa phần người sử dụng mực UV không nắm rõ nguyên nhân nên không biết cách xử lý. Mega Export sẽ liệt kê một số nguyên nhân và cách giải quyết để bạn có thể xử lý khi gặp sự cố:

Nguyên nhân:

  • Do chưa vệ sinh sạch sẽ bề mặt vật liệu in
  • Do độ pH hoặc độ nhớt không ổn định
  • Mực kém chất lượng hoặc bị biến tính trong quá trình lưu khô
  • Bộ phận bơm mực và ống dẫn mực hòa tan nhiều bọt khí
  • Trong in lưới, mắt lưới quá nhỏ nhưng chi tiết cần phủ mực UV quá lớn
  • Do thao tác trong quá trình trộn mực với dung môi

Tình trạng nổi bọt khí là sự cố khá phổ biến khi in ấn dùng mực UV Tình trạng nổi bọt khí là sự cố khá phổ biến khi in ấn dùng mực UV 

Tương ứng với những nguyên nhân nêu trên là cách xử lý:

  • Làm sạch bề mặt in trước khi phủ mực UV
  • Điều chỉnh độ pH, tăng hoặc giảm độ nhớt cho phù hợp (có thể thêm một lượng chất chống tạo bọt trong mức cho phép)
  • Sử dụng mực chất lượng cao từ đơn vị cung cấp uy tín. Đồng thời lưu ý đến điều kiện bảo quản khi chưa dùng tới
  • Tại vị trí máng, cần đảm bảo có đủ lượng mực để sử dụng
  • Cân nhắc bề mặt in có thích hợp với mắt lưới của máy in không
  • Sử dụng dung dịch tiêu bọt tỷ lệ pha không quá 0,1%.

Ngoài ra, với các màu mực như đỏ, lam, lục sẽ dễ gây ra bọt khí hơn do hàm lượng nguyên tố màu sắc hữu cơ ít. Mong rằng với những thông tin trên Mega Export sẽ giúp bạn được phần nào nếu gặp vấn đề bọt khí với mực UV trong in ấn.  

Mọi thông tin và nhu cầu, vui lòng liên hệ Mega Export Việt Nam theo thông tin bên dưới:

Văn phòng TP.Hà Nội: Tòa nhà Vinaconex 7, đường Nguyễn văn Giáp, P. Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Văn phòng TP.Hồ Chí Minh: 4M/29 Đường 827, Khu phố 2, Phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM.
Hotline: 0877.66.44.66
Email: info@megavnexport.com